—o0o—
Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ nghiệp vụ khác tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và chuyển sang phân hệ quản lý hệ thống để lên các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành.
Trong chương trình khi cập nhật và xử lý số liệu thường sử dụng một số phím chức năng. Mỗi phím chức năng dùng để thực hiện một lệnh nhất định và cố gắng thống nhất chỉ sử dụng cho một mục đích duy nhất. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn công dụng của mỗi phím trong từng trường hợp cụ thể cần phải đọc rõ hướng dẫn sử dụng trong từng trường hợp này. Dưới đây là công dụng của các phím chức năng được sử dụng trong chương trình:
Trong BORO eAccounting khi cập nhật chứng từ có các chức năng như sau:
Có một tiện lợi là tất cả các chức năng xử lý nêu trên đều nằm trên cùng một màn hình cập nhật chứng từ. Người sử dụng chỉ việc ở trong một màn hình và có thể thực hiện tất cả các xử lý cần thiết.
Dưới đây sẽ trình bày quy trình vào một chứng từ mới trên cơ sở ví dụ vào một hoá đơn bán hàng:
+ Mới : Vào chứng từ mới
+ In : In chứng từ hiện thời ra máy in
+ Sửa : Sửa lại chứng từ hiện thời
+ Xoá : Xoá chứng từ hiện thời
+ Tìm : Lọc các chứng từ đã cập nhật trước đó để xem / sửa / xoá
+ Xem : Xem các chứng từ vừa mới cập nhật
+ Copy : Copy một chứng từ
+ Đóng : Kết thúc cập nhật
Khi chứng từ đã được lưu thì việc sửa xoá chứng từ chỉ được thực hiện đối với những người có quyền sửa xoá chứng từ. Quyền này được khai báo trong phần khai báo và phân quyền cho những người sử dụng chương trình.
Để tăng sự tiện lợi cho người sử dụng, phần mềm cung cấp một loạt các tiện ích sau:
Trong BORO eAccounting chương trình cho phép lưu cả ngày lập chứng từ và ngày hạch toán. Ngày hạch toán được ngầm định lấy bằng ngày chứng từ nhưng chương trình cho phép sửa lại ngày hạch toán và ngày hạch toán có thể khác ngày lập chứng từ.
Mặc dù chương trình lưu cả ngày lập chứng từ và ngày hạch toán nhưng mọi tính toán chương trình chỉ làm việc với ngày hạch toán, còn ngày lập chứng từ chỉ lưu như là một thông tin chú thích thêm.
Phần mềm cho phép đánh số chứng từ một cách tự động.
Mỗi khi vào mới 1 chứng từ thì chương trình tự động tạo số chứng từ mới bằng số chứng từ hiện tại cộng thêm 1. Tuy nhiên người sử dụng có thể sửa lại số chứng từ này bằng 1 số mong muốn. Khi lưu chứng từ vừa mới nhập mới thì chương trình sẽ lưu lại số này là số hiện tại để dùng đánh số cho số của chứng từ tiếp theo.
Trong trường hợp số chứng từ được đánh theo tháng, quý hoặc năm thì khi vào chứng từ của tháng mới, quý mới hoặc năm mới ta sử dụng chức năng Đăng ký quyển số để thêm quyển số mới.
Trong phần mềm, khi lưu chứng từ chương trình sẽ kiểm tra số chứng từ trùng đối với từng loại chứng từ trong toàn bộ thời gian theo quyển số. Khi xảy ra hiện tượng trùng số chứng từ chương trình sẽ cảnh báo và tuỳ theo việc khai báo trong danh mục màn hình nhập liệu là cho phép hay không cho phép trùng số chứng từ, chương trình sẽ cho phép lưu hay không được lưu chứng từ mới nhập.
Trong chương trình các thao tác để lên các báo cáo đều thống nhất. Dưới đây sẽ trình bày về các điểm chung này:
Mọi thắc mắc khi sử dụng phần mềm vui lòng liên hệ bộ phận Hỗ trợ khách hàng để được hướng dẫn nhé.
Xin cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết.
Bạn đang băn khoăn không biết khoản chi phí mua bánh trung thu được tính như thế nào? Có được khấu trừ không? Có được đưa vào chi phí tính thuế TNDN không?
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách xử lý chi phí bánh trung thu biếu tặng nhân viên, khách hàng.
Khi doanh nghiệp cho, biếu tặng bánh trung thu cho khách hàng, nhân viên phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng. (Theo quy định tại điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC)
Các chứng từ doanh nghiệp cần có để được tính chi phí bánh trung thu biếu tặng nhân viên, khách hàng vào chi phí hợp lý:
+ Hoá đơn mua bánh
+ Hợp đồng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng
+ Hoá đơn đầu ra (Doanh nghiệp xuất)
+ Quyết định của công ty (Công đoàn) về quà trung thu cho nhân viên (nếu tặng nhân viên)
+ Danh sách nhân viên hoặc khách hàng được nhận có đầy đủ chữ ký xác nhận.
+ Quy chế tài chính, chi tiêu nội bộ… của doanh nghiệp.
” Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại và tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này”. (Theo Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 219/2012/TT-BTC)
Hàng cho biếu tặng được khấu trừ thuế GTGT
” Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ” (Theo điều 14 Thông tư 219/2012/TT-BTC)
– Thuế GTGT đầu vào: được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của bánh trung thu dùng biếu tặng khách hàng, nhân viên (Nếu có đủ chứng từ)
– Thuế GTGT đầu ra: Doanh nghiệp phải kê khai, tính thuế GTGT đầu ra đối với bánh trung thu cho, biếu tặng khách hàng.
Được quy định tại Thông tư 96/2015/TT_BTC
Bên cho biếu tặng:
Nợ TK 152,153,156,211…
Nợ TK 133
. Có TK 111,112,131
–Tặng khách hàng:
Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 641 (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200)
Nợ TK 6421 (Nếu DN áp dụng theo QĐ 48)
. Có TK 152,153,156,211…
Doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi tăng phần chênh lệch của giá vốn và giá xuất cho, biếu tặng của bánh trung thu.
Nợ TK 641
. Có TK 511: Chênh lệch giá xuất biếu tặng lớn hơn giá vốn (nếu có)
. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.(tính trên giá xuất biếu tặng)
–Tặng nhân viên:
Chi phí để mua bánh trung thu tặng Cán bộ, Công nhân viên được lấy từ Qũy Khen thưởng, Phúc lợi.
–Ghi nhận doanh thu được trả từ Qũy Khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
. Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
. Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
–Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với bánh trung thu dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
. Có các TK 152, 153, 155, 156
Bên nhận:
Nợ TK 156, 142, 642 … (Tổng giá trị + Thuế GTGT), vì không được khấu trừ.
. Có TK 711
Vì bên nhận không phải thanh toán ( không có chứng từ thanh toán) nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hàng cho, biếu tặng.
Nguồn:ST