Sau những năm tháng miệt mài trên băng ghế nhà trường, cuối cùng bạn cũng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để bắt đầu một cuộc sống mới. Ngoại trừ những ai đã được “sắp xếp” một công việc mong muốn hoặc tự mở lối kinh doanh riêng, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách khiến hầu hết sinh viên mới ra trường phải hồi hộp, lo lắng đôi khi đến mất ăn mất ngủ.

Phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách nhiều áp lực bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào đó. Tại các công ty đang tràn ngập với các đơn xin việc, chính vì vậy mà các cuộc phỏng vấn điện thoại nhanh đang trở thành công cụ sàng lọc tiện lợi. Tuy không căng thẳng như phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, phỏng vấn qua điện thoại nếu bạn không biết cách bạn có thể rớt bất cứ lúc nào.

Sau đây 7 điều nên làm bạn tham khảo nhé:

1. Thực tập phỏng vấn

Sự lưu loát và tự tin trước nhà tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đóng vai nhà tuyển dụng và đưa ra các câu hỏi và tình huống cụ thể cho bạn trả lời. Bạn nên nhờ họ nhận xét xem giọng bạn có run quá không, bạn nói thế nào, có đủ nghe hay quá to… Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy cách này giúp cả hai bạn nâng cao độ tự tin lên nhiều lần khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự.

2. Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác

Đây có thể xem là lần nói chuyện đầu tiên và chính thức của bạn với nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng cơ hội này để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, cũng như trình bày thêm những gì mà hồ sơ tìm việc của bạn có thể chưa nói hết được. ” Nhất là nhà tuyển dụng hỏi bạn đã có kinh nghiệm chưa? Tốt nhất câu trả lời này bạn nên nói qua quá trình học tập em được những gì? Cập nhật kiến thức ra sao,. Nhưng đối với kế toán thì nhà tuyển dụng hay hỏi ” Em đã có kinh nghiệm chưa? và biết sử dụng phần mềm nào? Câu hỏi này hay trở ngại đối với các bạn nhưng câu trả lời của các bạn tìm kinh nghiệm đó là hiện nay có nhiều trung tâm dạy kế toán ” kế toán thực hành” để cung cấp những kiến thức ” Báo cáo, sổ sách, báo cáo tài chính ” Đặc biệt các bạn được hướng dẫn trên các phần mềm misa, excel…

3. Chủ động để xưng hô tự tin
Đừng để người phỏng vấn và chính bạn mơ hồ về tuổi tác và giới tính của nhau. Bạn hãy chủ động giới thiệu về mình và hỏi người phỏng vấn xem bạn nên xưng hô với họ thế nào.

4. Chọn không gian yên tĩnh
Đừng trả lời phỏng vấn ở những nơi quá ồn ào vì bạn sẽ không thể nghe hết những gì nhà tuyển dụng nói. Hãy chọn một nơi yên tĩnh và tiện lợi, chuẩn bị sẵn một chiếc ghế, bàn, một tờ giấy, một cây bút…

5. Hãy nói rõ ràng

Hãy đảm bảo rằng bạn trả lời phỏng vấn một cách rõ ràng, và bạn cũng nghe rõ những điều người phỏng vấn hỏi bạn. Tránh những chi tiết rất nhỏ như: ăn trong lúc nói chuyện qua điện thoại, hoặc nói chuyện hấp tấp quá nhanh hoặc cho thêm à, ừ vào . Vì thế, khi nhận được một cuộc gọi điện thoại phỏng vấn hãy chú ý những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng trên.

6. Đừng nên tắt máy trước nhà tuyển dụng
Đây là điều tối kỵ nhất khi phỏng vấn qua điện thoại, và cũng đừng ngắt ngang lời nói của nhà tuyển dụng. Bạn nên tạo ấn tượng tốt nhất cho người tuyển dụng qua cuộc điện thoại đầu tiên.

7. Kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng

Cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ở bên kia đầu dây bằng những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị. Và cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng bạn nhé!

(Theo Giasuketoantruong)