Hàng tồn kho là gì: Hàng tồn kho là tài sản do doanh nghiệp mua nguyên vật liệu (152) về để sản xuất ra thành phẩm để bán; Mua hàng hoá (1561) về để bán; Mua về để phục vụ cho hoạt động SXKD của Cty (Ví dụ như mua Công cụ dụng cụ là 153). Hàng tồn kho là hàng hoá đang ở trong kho.
Cụ thể hàng tồn kho tồn tại dưới các dạng sau:
★NVL (152): Mua về để sản xuất. Tức là nó sẽ bị biến dạng thành thành phẩm khi đem ra sản xuất;
★Công cụ dụng cụ: CCDC (153): Mua về để sử dụng và không bị biến dạng khi sử dụng mà chỉ bị hao mòn theo thời gian sử dụng;
★Thành phẩm (155): đây là kết quả của 1 quá trình sản xuất khi đem nguyên liệu ra để sản xuất.;
★Hàng hoá (1561): Mua về để bán
★Thành phẩm dở dang (154): Sản phẩm chưa hoàn thành. Còn thiếu 1 vài chi tiết để trở thành thành phẩm
★Hàng mua đang đi đường (151): Tức hàng đã thuộc sở hữu của Công ty nhưng chưa về đến kho của Công ty (Có thể là NVL; CCDC, Hàng hoá)
★Hàng gửi đi bán (157):Tức là hàng hoá vẫn thuộc sở hữu của Công ty nhưng không còn lưu tại kho của Công ty mà đem gửi đi bán tại 1 Công ty khác(Thành phẩm và hàng hoá)
✪✪Cách sử dụng từng tài khoản hàng tồn kho cho từng loại hình doanh nghiệp như sau:
☛Tài khoản 152;153;154;155: Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ cũng như doanh nghiệp xây dựng.
Ví dụ 1: Đối với doanh nghiệp sản xuất đường thì hàng tồn kho của DN này là:
– Nguyên vật liệu (TK 152): để làm nên đường là Mía. Do đó khi doanh nghiệp mua mía về thì chắc chắn 100% sẽ hạch toán Mía vào tài khoản 152
– Và những công cụ dụng cụ (TK 153): (có giá nhỏ hơn 30 triệu) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất được (Lớn hơn 1 tháng). Ví dụ như dụng cụ gọt mía thì chắc chắn 100% sẽ phải hạch toán vào 153=> Sau đó qua 242 (1;2) để phân bổ. Các bạn đã được học trong phần chương 3 “Kế toán tài sản cố định và CCDC”
– Thành phẩm (TK 155): là sản phẩm đường được tạo ra từ mía là kết quả của 1 quá trình sản xuất từ nguyên liệu Mía có bàn tay của con người cùng với máy móc thiết bị sẽ tạo ra sản phẩm được và trong trường hợp này sản phẩm được này các bạn sẽ sử dụng tài khoản 155 (Thành phẩm)
– Sản phẩm dở dang (TK 154): (tức là những sản phẩm chưa hoàn thành, hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Tức là nó đang nằm trên dây chuyền sản xuất nó mới chỉ hoàn thành bao nhiều % của thành phẩm). Ví dụ như Công ty các bạn sản xuất máy Laptop. Máy Laptop này chưa hoàn thành còn thiếu bàn phím. Thì trong trường hợp này máy Laptop này gọi là sản phẩm dở dang.
☛Tài khoản 153;1561: Áp dụng cho doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp mua đi bán lại không qua khâu sản xuất.
Ví dụ 2: Đối với Doanh nghiệp thương mai bán máy tính như Công ty Phong Vũ thì công ty Phong Vũ mua máy ví tính (Sony, Lenovo, Dell…và linh kiện máy vi tính …) thì đây là hàng hoá của Công ty Phong Vũ. Nên khi mua máy vi tính và linh kiện máy vi tính chắc chắn 100% phải hạch toán (ghi sổ) vào tài khoản 1561. Ngược lại nếu Công ty bạn là Cty SX; Cty xây dựng; Công ty dịch vụ khi mua máy vi tính thì chắc chắn 100% phải hạch toán (ghi sổ) vào tài khoản 153 hoặc 211=> Sau đó qua 242 để phân bổ vào chi phí trong từng kỳ. Vì trong trường hợp này là các bạn mua máy ví tính về để sử dụng (Phục vụ cho quá trình SXKD của Công ty bạn chứ không phải để bán)
☛Tài khoản 151;157: Áp dụng cho cả 2 doanh nghiệp (ít sử dụng). Do đó các bạn chỉ cần tập trung vào học tài khoản 152;153;154;155;1561 là đủ rồi.
Nguồn: tuhocketoanvathue