Viết một CV theo form mẫu chuẩn đã khó, mà viết CV còn phải hiệu quả cùng với đó phải ấn tượng thì quả thực không dễ chút nào. Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm, hi vọng có thể giúp được các bạn phần nào đó trong quá trình đi xin việc.

1. Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường

Trước tiên, mình muốn nói tới các phần cần có của một CV xin việc, trong trường hợp bạn đã biết rồi cũng nên đọc lướt qua xem có thêm được ý tưởng nào hay không nhé. Các phần chính đó là:

  • Tiêu đề CV xin việc: CV/ Sơ yếu lý lịch

Có nhiều bạn quên không viết tiêu đề của bản CV xin việc hay Sơ yếu lý lịch khiến cho bản tường thuật về bản thân của bạn kém hấp dẫn.

  • Thông tin chung

Phần này bạn hãy nêu về thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại và có thể thêm cả các phần chung chung về công việc gần đây nhất của bạn: Công ty, vị trí, mức lương mong muốn,…

  • Kinh nghiệm làm việc

Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường khác biệt lớn nhất với người có kinh nghiệm là ở điểm này. Các bạn kế toán mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm mà ghi vào phần này?

Kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc không nhất thiết phải là công việc làm full time hay làm đúng chuyên ngành mình học. Đây là điểm khác biệt trong cách viết CV xin việc của sinh viên mới ra trường – chỉ cần công việc mình đã làm có những kỹ năng giúp mình làm tốt công việc kế toán trong tương lai thì nên viết vào.

Một số công việc part-time mà các bạn học kế toán nên viết vào CV nếu đã từng làm (hoặc chưa từng thì nên thử)

  • Thu ngân
  • Kinh nghiệm làm sổ sách cho các công ty cùng với các anh chị mình quen biết
  • Trợ giảng tại các trung tâm đào tạo kế toán thực hành
  • Tham gia các dự án về phát triển kinh nghiệm thực tế nghề kế toán, …

Kinh nghiệm sống có được từ các dự án mình đã tham gia, quản lý hay dẫn dắt: Kinh nghiệm quản lý công việc của một câu lạc bộ, kinh nghiệm tổ chức team building cho các bạn trong lớp…

  • Trình độ học vấn: Đương nhiên rồi, phần này là không thể thiếu với các bạn mới ra trường.
  • Thông tin khác: Kỹ năng, sở thích, sở trường,…

kt53

2. Kế toán mới ra trường cần chú ý tránh các lỗi thường gặp phải trong quá trình viết CV như

  • Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.
  • Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.
  • Nói dài dòng về gia đình.
  • Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì.

3. Các điểm thường được chấm cho một CV tốt

  • Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao gắn với vị trí đang ứng tuyển.
  • Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển.
  • Trình bày CV rõ ràng, dễ hiểu.
  • Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua.
  • Sau cùng, đối với các bạn kế toán mới ra trường muốn ứng tuyển vào các công ty liên doanh hoặc nước ngoài thì CV tiếng Anh luôn được ưu tiên hơn CV tiếng Việt vì nó tạo cảm giác bạn ở một đẳng cấp khác. Nên viết CV tiếng Anh thay vì một sơ yếu lý lịch tiếng Việt.

(Sưu tầm)