Ngày 26.11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) (sửa đổi). Chính thức đánh thuế VAT 5% đối với phân bón.
Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.
Theo đó, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) mới với 407/451 đại biểu tham gia tán thành.
Trước khi biểu quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, nhiều ý kiến thống nhất với đề xuất áp thuế suất 5% đối với phân bón. Một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành; có ý kiến đề nghị áp dụng thuế suất 0% hoặc 1%, 2%.
Về ý kiến đề xuất đưa phân bón vào diện áp dụng thuế suất VAT 0% (hoặc 1%, 2%), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nói đúng như ý kiến của đại biểu, nếu quy định phân bón áp dụng thuế suất 0% sẽ bảo đảm lợi ích cho cả doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu vì đều sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào đã nộp và không phải nộp thuế VAT đầu ra.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, hàng năm Nhà nước sẽ phải bỏ ngân sách để hoàn thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài yếu tố bất cập đối với ngân sách nhà nước, việc áp dụng thuế suất 0% đối với phân bón là trái với nguyên tắc, thông lệ của thuế VAT là thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, không áp dụng với tiêu dùng trong nước.
“Việc áp dụng theo hướng này sẽ phá vỡ tính trung lập của chính sách thuế, tạo tiền lệ xấu và không công bằng với các ngành sản xuất khác. Theo giải trình của cơ quan soạn thảo, việc quy định thêm mức thuế suất 2% sẽ phải kết cấu lại Luật Thuế VAT như thiết kế khoản riêng về mức thuế suất, bổ sung quy định hoàn thuế VAT đối với trường hợp này” – ông Lê Quang Mạnh nói.
Ngoài ra, việc quy định thuế suất 1% hoặc 2% đối với phân bón cũng không phù hợp với mục tiêu cải cách thuế VAT là giảm bớt số lượng các mức thuế suất, không gia tăng số lượng các mức thuế suất so với quy định hiện hành như đã được giải trình với các đại biểu Quốc hội.
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc, tại Báo cáo số 1035/BC-UBTVQH15 ngày 28.10.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, báo cáo về tác động đối với việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Chính phủ cũng đã có công văn số 692/CP-PL bổ sung giải trình và cung cấp số liệu minh chứng cụ thể.
Để thể hiện đúng quan điểm của Quốc hội trong việc xử lý vấn đề trên, ngày 26.11.2024, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 phương án. Một là áp thuế suất 5%, hai là giữ nguyên như quy định hiện hành.
Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, 72,67% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến tán thành với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo hướng quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản. Nội dung này được thể hiện tại khoản 2 Điều 9 của dự thảo Luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025, trừ một số trường hợp khác.
Nguồn: Báo Lao Động
♦◊♦◊♦◊♦
Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp phần mềm tự động hạch toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ.
Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ dùng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chi phí hiệu quả.
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.
📲 Hotline: 028 7106 1666 – 0919.609.836
Đăng ký dùng thử phần mềm ngay Tại đây.