Có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho tiền lãi ngân hàng hay không? Tiền lãi ngân hàng có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Hóa đơn giá trị gia tăng được áp dụng cho tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào?

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Có phải xuất hóa đơn GTGT cho tiền lãi ngân hàng?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định như sau:

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Đồng thời, căn cứ Công văn số 25992/CTBDU-TTHT của Cục Thuế tinh Bình Dương hướng dẫn về chính sách thuế cũng có nêu:

Trường hợp Công ty có khoản tiền nhàn rỗi gửi tại các ngân hàng thì thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng của Công ty được xem là khoản thu tài chính khác thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Công ty không phải lập hóa đơn đối với khoản thu tài chính này mà chỉ lập chứng từ thu theo quy định.

Đối chiếu với các quy định trên, trường hợp Công ty có khoản tiền nhàn rỗi gửi tại các ngân hàng thì thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng của Công ty được xem là khoản thu tài chính khác thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Vì vậy, công ty không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với khoản thu là tiền lãi ngân hàng nhưng vẫn phải lập chứng từ thu theo quy định pháp luật.

Tiền lãi ngân hàng có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ khoản 7 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khác như sau:

Thu nhập khác

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo đó, tiền lãi ngân hàng được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hóa đơn giá trị gia tăng được áp dụng cho tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào?

Hóa đơn giá trị gia tăng được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Loại hóa đơn

Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Như vậy, theo quy định trên thì hóa đơn giá trị gia tăng được áp dụng cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động sau đây:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Nguồn: thuvienphapluat

♦◊♦◊♦◊♦

Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp phần mềm tự động hạch toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ.

Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ dùng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chi phí hiệu quả.

Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.

📲 Hotline: 028 7106 1666 – 0919.609.836

Đăng ký dùng thử phần mềm ngay Tại đây.