Độ tuổi lao động là giai đoạn trong đời khi con người đủ điều kiện pháp lý để làm việc và kiếm sống. Không chỉ người lao động mà cả kế toán và doanh nghiệp đều cần chú ý đến độ tuổi của người lao động khi muốn thuê, mướn nhân công để hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài trình độ chuyên môn thì đảm bảo thuê đúng độ tuổi lao động sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động tránh các vấn đề pháp lý và vi phạm các quy định của pháp luật. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về độ tuổi lao động theo quy định ở Việt Nam thì mời các bạn cùng Tam Khoa theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi ngay để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nha. 

Độ tuổi lao động là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm độ tuổi lao động, chúng ta cùng điểm qua khái niệm về người lao động đã nhé, để đảm báo các bạn có thể hiểu đúng và từ cơ bản nhất những gì liên quan đến người lao động.

Người lao động là gì?

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Người lao động đóng góp lao động, kỹ năng và sự cống hiến để thực hiện các công việc. Họ có thể làm công việc tay chân, công việc trí tuệ hoặc cả hai. Bằng cách làm việc, người lao động nhận được mức lương, thù lao hoặc tiền công tương ứng với công việc mà họ thực hiện. Họ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Người lao động là gì Độ tuổi lao động là gì
Người lao động là gì? Độ tuổi lao động là gì?

Độ tuổi lao động là gì?

Độ tuổi lao động là khoảng thời gian trong đời người khi họ đủ điều kiện pháp lý để tham gia vào các hoạt động lao động, tức là làm việc để kiếm sống. Độ tuổi lao động bị ảnh hưởng bởi quy định pháp luật và chính sách của từng quốc gia.

Trên thế giới, độ tuổi lao động thường được quy định bắt buộc và thường rất đa dạng. Tùy thuộc vào quốc gia, tuổi lao động thường bắt đầu từ 15, 16, 18 hoặc 21 tuổi. Người trẻ đạt đến độ tuổi lao động có thể được tuyển dụng làm công việc đã được quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về công việc của mình.

Theo quy định của Luật Lao động Việt Nam thì người lao động phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên, phải làm việc theo nội dung được quy định trong hợp đồng lao động đã ký kết với bên chủ thể sử dụng lao động. Tuy nhiên đối với người lao động có độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì khi giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người đại diện theo pháp luật như cha, mẹ hoặc cá nhân khác do pháp luật chỉ định.

Quy định về độ tuổi lao động cũng thường đi kèm với các biện pháp bảo vệ và quyền lợi của người lao động, đặc biệt là đối với lao động trẻ em. Bằng cách xác định và tuân thủ độ tuổi lao động, xã hội có thể đảm bảo động cơ lành mạnh và tạo điều kiện công bằng và an toàn cho cả người lao động trẻ và người lớn.

Độ tuổi lao động theo quy định ở Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về lao động chưa thành niên tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Lao động chưa thành niên

  1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
  2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
  3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Trong đó, độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi. Với một số ngành nghề, công việc nhẹ nhàng thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi (theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019).

Riêng công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động dưới 13 tuổi và được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép tuyển dụng thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi để thực hiện các công việc kể trên (theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019).

Độ tuổi lao động theo quy định ở Việt Nam là bao nhiêu
Độ tuổi lao động theo quy định ở Việt Nam là bao nhiêu

Bộ luật Lao động năm 2019 hiện chỉ giới hạn độ tuổi lao động tối thiểu như trên chứ không giới hạn độ tuổi tối đa. Do đó, nếu người lao động còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc, đồng thời người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng thì các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

  1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường năm 2023 là:

– Đối với lao động nam: 60 tuổi 9 tháng.

– Đối với lao động nữ: 56 tuổi.

Người lao động được nghỉ hưu sớm khi nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

  • Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

Người lao động là người cao tuổi

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Do người cao tuổi có những đặc điểm riêng nên Bộ luật lao động đã quy định riêng một số chế độ đối với người lao động cao tuổi. Cụ thể là:

Thứ nhất, người lao động có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian; Quy định này hoàn toàn phù hợp vì người lao động cao tuổi đã giảm phần nào khả năng lao động của họ. Mặt khác, người lao động cao tuổi thường có lương hưu nên pháp luật không còn đặt nặng vấn đề về tài chính, thu nhập của người lao động cao tuổi;

Thứ hai, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Thứ ba, người lao động cao tuổi được lựa chọn công việc phù hợp khả năng lao động và sức khỏe của bản thân mình. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trưởng hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Thứ tư, người sử dụng lao động cao tuổi có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định năm 2023 là bao nhiêu
Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định năm 2023 là bao nhiêu

Sử dụng lao động chưa thành niên phải chú ý gì?

Theo khoản 1 Điều 143  Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:

* Về công việc theo thỏa thuận:

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

– Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

* Ký hợp đồng lao động:

– Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

– Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.

* Điều kiện làm việc:

– Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

– Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

– Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

– Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

– Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.

Kết luận

Vậy là qua bài viết trên, Tam Khoa đã cung cấp cho bạn các thông tin cần biết về độ tuổi lao động theo quy định tại Việt Nam, mong là bài viết đã có thể giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc khác thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé.

Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.