Kế toán thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? Nguyên tắc kế toán thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào Tài khoản 137 ra sao? Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 137- Phải thu về thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Kế toán thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 174/2015/TT-BTC như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Kế toán thuế tạm thu” là phương pháp kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tạm nộp vào tài khoản tiền gửi (tạm thu, tạm giữ) của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước trước khi nộp vào ngân sách nhà nước, theo quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. “Kế toán thuế chuyên thu” là phương pháp kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì kế toán thuế tạm thu là phương pháp kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu được tạm nộp vào tài khoản tiền gửi (tạm thu, tạm giữ) của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước trước khi nộp vào ngân sách nhà nước, theo quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Kế toán thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? Nguyên tắc kế toán thuế tạm thu vào Tài khoản 137?

Nguyên tắc kế toán thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào Tài khoản 137 ra sao?

Nguyên tắc kế toán thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào Tài khoản 137 được quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 174/2015/TT-BTC cụ thể như sau:

– Tài khoản 137- Phải thu về thuế tạm thu phản ánh số thuế tạm thu (thuế hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải tạm nộp vào tài khoản tiền gửi, tạm thu, tạm giữ của cơ quan hải quan trước khi nộp vào ngân sách) phải thu, số đã giảm, số đã thu và số còn phải thu của người nộp thuế.

– Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thuế đối với hàng xuất nhập khẩu theo quy định phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước.

– Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Chứng từ ghi số thuế tạm thu phải thu; quyết định số thuế tạm thu phải hoàn do nộp thừa; Quyết định điều chỉnh thuế tạm thu; Quyết định ấn định thuế tạm thu; bảng kê giấy nộp tiền (Báo có)…

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 137- Phải thu về thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 137- Phải thu về thuế tạm thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 174/2015/TT-BTC như sau:

Bên Nợ:

– Số thuế tạm thu phải thu của người nộp thuế;

– Số thuế tạm thu nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế;

– Điều chỉnh số thuế tạm thu phải thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm).

Bên Có:

– Số thuế tạm thu đã nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;

– Số thuế tạm thu không phải thu theo quyết định không thu thuế tạm thu hoặc các trường hợp có quyết định miễn, giảm nghĩa vụ phải nộp thuế tạm thu của người nộp thuế;

Số dư bên Nợ: Số thuế tạm thu còn phải thu.

Trường hợp có số dư bên Có: phản ánh số tiền người nộp thuế nộp thừa chưa xử lý.

Tài khoản 137 – Phải thu về thuế tạm thu có 10 tài khoản cấp 2, như sau:

– Tài khoản 13701- Thuế xuất khẩu

– Tài khoản 13702- Thuế nhập khẩu

– Tài khoản 13703- Thuế GTGT

– Tài khoản 13704- Thuế TTĐB

– Tài khoản 13705- Thuế chống bán phá giá

– Tài khoản 13706- Thuế BVMT

– Tài khoản 13707- Thuế tự vệ

– Tài khoản 13708- Thuế chống phân biệt đối xử

– Tài khoản 13709- Thuế chống trợ cấp

– Tài khoản 13799- Thuế tạm thu khác.

Lưu ý:

– Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế.

Tài khoản kế toán thuế xuất nhập khẩu đảm bảo phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống các thông tin quản lý:

+ Số thu thuế, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, thu phạt; số thu thuế, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, thu phạt đã thu;

+ Số thu thuế, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, thu phạt thu được đã nộp ngân sách nhà nước, tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;

+ Số thuế, số tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải thu; số tiền bán tang vật vi phạm hành chính còn tạm giữ;

+ Số hàng hóa, tang vật đã có quyết định tịch thu nộp ngân sách nhà nước;…

– Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có cùng nội dung kinh tế. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán hình thành Hệ thống tài khoản kế toán.

Hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất nhập khẩu bao gồm các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản.

(Điều 21 Thông tư 174/2015/TT-BTC)

Nguồn: thuvienphapluat

♦◊♦◊♦◊♦

Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp phần mềm tự động hạch toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ.

Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ dùng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chi phí hiệu quả.

Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.

📲 Hotline: 028 7106 1666 – 0919.609.836

Đăng ký dùng thử phần mềm ngay Tại đây.