Kế toán là một bộ phận cơ bản cần phải có trong một doanh nghiệp, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thống kê, ghi chép và thực hiện các báo cào về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được liền mạch và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bộ phận kế toán của doanh nghiệp có thể có nhiều kế toán viên và thực hiện những vai trò khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Tam Khoa sẽ cùng bạn đi tìm hiểu vai trò kế toán thuế và kế toán tài chính trong công việc của kế toán.
Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là bộ phận chịu trách nhiệm báo cáo, tính toán, khai báo thuế cho doanh nghiệp. Công việc kế toán thuế không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ về thuế đầy đủ, rõ ràng, minh bạch mà còn giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn.
Thông qua kế toán thuế, doanh nghiệp cũng có thể nắm được hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như số tiền đã nộp vào ngân sách quốc gia. Các vấn đề liên quan đến thuế được kê khai rõ ràng giúp báo cáo thuế được hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả.

Vai trò của kế toán thuế
Dưới đây là một số vai trò phổ biến của kế toán thuế:
- Thông qua các số liệu thực tế, giúp doanh nghiệp nắm rõ về tình hình kinh doanh, phát triển theo định kỳ
- Là cầu nối giúp các cơ quan Nhà nước nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thông qua các báo cáo thuế
- Góp một phần nhỏ vào việc giúp Nhà nước đưa ra những chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế đi lên
- Đảm bảo nộp thuế đầy đủ và đúng hạn để tránh các khoản phạt và lãi suất phạt
- Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế của Pháp luật
- Kế toán thuế có thể đưa ra các đề xuất về chiến lược thuế để giảm thiểu chi phí thuế cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định
- Cập nhật các thay đổi mới nhất về thuế, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thuế mới nhất.
Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính là bộ phận chuyên trách việc ghi chép, phân tích và báo cáo về các giao dịch tài chính của một doanh nghiệp. Mục tiêu của kế toán tài chính là cung cấp thông tin tài chính chính xác và hữu ích cho đội ngũ quản lý, cổ đông, ngân hàng, cơ quan thuế và các bên liên quan khác để đưa ra quyết định. Ngoài ra, kế toán tài chính còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá tình hình tài sản và dòng tiền vốn của doanh nghiệp.

Trong một doanh nghiệp, bộ phận tài chính kế toán thường được chia thành hai phần: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Mỗi bên sẽ được chia công việc rõ ràng, minh bạch để đảm bảo hiệu quả trong công việc cụ thể như sau:
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp các số liệu đã được kế toán chi tiết phản ánh trên sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Công việc của kế toán tổng hợp giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chiến lược hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Kế toán chi tiết: được phân công theo dõi, ghi chép và phản ánh các đối tượng kế toán một cách chi tiết nhất theo yêu cầu của quản lý. Các số liệu kế toán chi tiết giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về các hoạt động kinh doanh cụ thể và hỗ trợ quyết định của họ về chiến lược, tài chính và quản lý.
Vai trò của kế toán tài chính
Dưới đây là một số vai trò cơ bản của kế toán tài chính:
- Kế toán tài chính phải xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý.
- Kế toán tài chính còn có vai trò đánh giá và phân tích các thông tin kế toán để tìm ra những điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp.
- Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Nhiệm vụ cơ bản của một kế toán
Nhiệm vụ của kế toán được quy định tại Điều 4 Luật kế toán 2015 như sau:
Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Những yếu tố mà một kế toán cần có
Năng lực chuyên môn
Để trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp bạn cần có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn cao. Đây là điểu dễ hiểu và dễ dàng nhìn thấy thông qua: Bằng cấp bạn có, quá trình học tập, rèn luyện tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý báu giúp ích cho công việc.
Kỹ năng tin học văn phòng
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và có mặt ở máy tính ở hầu hết ở tất cả mọi nơi thì kỹ năng tin học văn phòng và công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn. Thành thạo các phần mềm vi tính, các chương trình tin học văn phòng Word, Excel hay Powerpoint sẽ là lợi thế trong công việc cho bạn.
Sự cẩn thận
Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy Kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
Biết luật, quy định của nhà nước về tài chính kế toán
Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo một kế toán viên có thể làm tốt công việc của mình. Kế toán là nghề mà hầu hết mọi nghiệp vụ đều phải tuân thủ đúng quy tắc, luật hay những quy định của nhà nước. Việc nắm vững các vấn đề này giúp cho mỗi kế toán viên làm việc tránh những sai sót không đáng có.
Kỹ năng phân tích, quan sát tổng hợp
Phân tích tổng hợp và quan sát kỹ năng cần có mà một nhân viên kế toán cần có. Vì công việc kế toán tổng hợp phải làm khá nhiều việc như thu nhập chứng từ, hoá đơn, sổ sách, ghi sổ, báo cáo, thu chi, … Đây đều là công việc đòi hỏi bạn cần có khả năng quan sát , phân tích, nhận định những nghiệp vụ phát sinh. Và từ đó tổng hợp và đưa ra bút toán, hạch toán chính xác nhất.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp, khéo léo
Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà kế toán cần có để có thể xử lý những tình huống khó xử, hoặc những khi phải tiếp xúc, làm việc với các cơ quan Nhà nước.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về kế toán thuế và kế toán tài chính mà Tam Khoa đã tổng hợp và mang đến cho bạn. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có được nhiều kiến thức thật bổ ích về kế toán. Nếu như bạn còn có những thắc mắc khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé.