1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập
Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
- Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
- Thông báo tiền thuế nợ;
- Quyết định thu hồi hoàn;
- Quyết định gia hạn;
- Quyết định nộp dần;
- Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;
- Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;
- Quyết định về bồi thường thiệt hại;
Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, thu nhập khi nợ thuế
Theo khoản 2 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019, tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó.
Đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Người nợ thuế bị khấu trừ tiền lương như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 130 Luật Quản lý thuế, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
– Thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.
– Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nguồn: LuatVietNam
♦◊♦◊♦◊♦
Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp phần mềm tự động hạch toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ.
Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ dùng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chi phí hiệu quả.
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.
📲 Hotline: 028 7106 1666 – 0919.609.836
Đăng ký dùng thử phần mềm ngay Tại đây.