Đi làm suốt mấy năm nhưng liệu bạn đã nắm rõ về các loại hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm và không cần đóng bảo hiểm hay chưa? Bạn thắc mắc mình có phải đối tượng thuộc diện đóng BHXH hay không? Vậy thì phải xem loại hợp đồng lao động mà bạn đang ký kết là loại hợp đồng nào, cùng Tam Khoa đi tìm hiểu các nội dung trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

 Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay hơn nhé. 

Hợp đồng lao động là gì?

Theo Điều 13, Bộ Luật lao động 2019 có quy định cụ thể như sau:

  1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

  1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Vậy, có thể hiểu đơn giản rằng Hợp đồng lao động là tài liệu thỏa thuận có giá trị pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trước pháp luật.

Hợp đồng lao động là gì
Hợp đồng lao động là gì

Hình thức và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Theo Điều 14 và 15 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về hình thức và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

  1. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

  1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Các loại hợp đồng lao động phổ biến

Hợp đồng lao động được phân làm 2 loại chính theo Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

  1. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

…..

Các loại hợp đồng lao động
Các loại hợp đồng lao động

– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:

  • Hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước
  • Hợp đồng lao động đối với NLĐ cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 BLLĐ 2019.
  • Hợp đồng lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019.
  • Trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

[…]

Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:

– Người lao động: Đóng 8% tiền lương.

– Người sử dụng lao động:

  • Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.
  • Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Loại hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm
Loại hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm

Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã ghi nhận về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, khi ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm 2013, hằng tháng, các bên sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

  • Người lao động đóng 8% tiền lương.
  • Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?

Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Với quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ trở thành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:

  • Người lao động đóng 1,5 % tiền lương.
  • Người sử dụng lao động đóng 4,5 % tiền lương của người lao động.
Loại hợp đồng lao động không phải đóng bảo hiểm
Loại hợp đồng lao động không phải đóng bảo hiểm

Một vài điều cần chú ý khi giao kết hợp đồng lao động

Phụ lục hợp đồng lao động

– Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

– Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

(Điều 22 Bộ luật Lao động 2019)

Khi đơn phương chấm dứt các loại hợp đồng lao động

Khi đơn phương chấm dứt các loại hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp nghỉ bệnh quá thời hạn và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trong đó trường hợp Số 03 và 09 là lựa chọn an toàn nhất cho người sử dụng lao động. Với vai trò của mình, người sử dụng lao động cần hết sức thận trọng trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên. Trường hợp chấm dứt trái qui định, sẽ rất dễ dẫn đến các khiếu nại, kiện tục với thiệt hại phải bồi thường lên đến 12 tháng lương và các khoản đền bù khác, cụ thể:

  • Phải chi trả lên đến 12 tháng lương trong thời gian bị chấm dứt hợp đồng trái luật.
  • Phải đền bù ít nhất 02 tháng tiền lương do hành vi đơn phương chấm dứt trái luật.
  • Phải chi trả toàn bộ 32% chi phí bảo hiểm bắt buộc các loại.
  • Phải tiếp tục tuyển dụng lại người lao động.

Kết luận

Vậy là qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được các phân biệt những loại hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm và không cần đóng bảo hiểm. Mong là bài viết mà Tam Khoa mang lại đã có thể giúp ích được nhiều cho bạn. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé.

Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.