Hầu hết những bạn Kế toán mới ra trường, hay chỉ đơn giản là những bạn làm trong doanh nghiệp chưa bao giờ tính giá thành thì đều trở nên khá “non nớt” khi bước vào doanh nghiệp sản xuất, Vì vậy hãy tham khảo bài viết ở dưới đây nhé, bài viết chia sẻ từ tác giả Khong Minh – Cựu Mod Webketoanfacebook.
Webketoan_quy-trinh-tinh-gia-thanh

BƯỚC 1: HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT

+ Chủ doanh nghiệp, quản lý sản xuất phải mạnh mẽ ra quy trình và kiểm soát quy trình. Và đặc biệt kế toán phải thực sự hiểu quy trình sản xuất hệt như kỹ thuật chỉ là không tham gia sản xuất mà thôi.

+ Quy trình phải đảm bảo phân chia được theo từng công đoạn rành mạch

+ Mỗi công đoạn cần phải làm rõ được các yếu tố:

1. Sử dụng công cụ, thiết bị gì
2. Tiêu hao những nguyên vật liệu gì, định mức chuẩn bao nhiêu. Bao gồm cả NVL chính và phụ.
3. Sử dụng những vật tư gì bổ sung

BƯỚC 2: HIỂU VỀ ĐỊNH MỨC

+ Đa phần doanh nghiệp VN đều làm định mức theo kiểu à ới, dẫn đến qua thời gian mất kiểm soát từ vật tư thực tế cho tới tài chính. Rối loạn hoạt động mà chẳng biết phải làm thế nào. Phải mạnh mẽ kiểm tra và chốt hạ định mức tiêu chuẩn sát với thực tế nhất.

BƯỚC 3: TÍNH GIÁ THÀNH

+ Kế toán căn cứ vào định mức để xuất vật tư theo lệnh sản xuất

+ NVL chính thì xuất theo định mức, cuối tháng kiểm kê tồn thực tế, so sánh với số liệu được tính toán theo số xuất theo định mức. Nếu lệch quá lớn cần xem xét lại quy trình quản lý từ khâu sản xuất tới khâu hành chính. Mỗi công ty một sự hao hụt khác nhau. Ở công ty KhongMinh thì cho phép hao hụt +-5%

+ NVL phụ thì không làm định mức được, buộc phải thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ cuối tháng, tính ra được số xuất. Và phân bổ giá trị theo NVL chính

+ Công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, thuê nhà xưởng, tiền lương trực tiếp, và chi phí sản xuất chung khác được phân bổ theo giá trị của NVL trực tiếp.

+ Sản phẩm dở dang cần được kiểm kê cuối tháng. Form kiểm kê phải xác định rõ dở dang ở công đoạn nào, hoàn thành bao nhiêu % để dễ dàng quy ra được vật liệu đã tiêu hao trong tháng để hình thành nên, và kỳ sau sẽ phải tiêu hao bao nhiêu vật tư tiếp ở những công đoạn sau cho đến khi hoàn thiện.

Như vậy các sổ sách, chứng từ cần có trong tính giá thành là gì:

+ Phiếu nhập NVL, CCDC
+ Phiếu nhập thành phẩm
+ Phiếu kiểm kê NVL tồn kho cuối tháng
+ Phiếu xuất kho NVL
+ Phiếu kiểm kê thành phẩm dở dang
+ Sổ chi tiết 152, bảng tổng hợp 152
+ Sổ chi tiết 155, bảng tổng hợp 155
+ Bảng lương
+ Bảng khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC
+ Và các phiếu chi, chứng từ chi phí sx chung khác
+ Bảng tính và phân bổ giá thành
+ Bảng định mức sản xuất