Quyết toán thuế là gì? Đối tượng nào cần quyết toán thuế? Quyết toán thuế là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhưng không phải ai cũng nắm rõ các quy định cần biết về quyết toán thuế. Dẫn đến nhiều trường hợp không quyết toán, quyết toán sai, do đó vi phạm các quy định của pháp luật và bị xử phạt rất đáng tiếc. Vậy để hiểu rõ hơn về chủ đề quyết toán thuế này, mời các bạn cùng Tam Khoa đi tìm hiểu các nội dung trong bài viết dưới đây nhé.
Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cũng chúng tôi ngay để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay hơn nhé.
Quyết toán thuế là gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Chương I của Luật Quản lý thuế 2019 có nêu rõ:
Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu đơn giản, quyết toán thuế là quá trình tính toán, thực hiện khai báo số tiền thuế mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế dựa trên thu nhập, giao dịch kinh doanh hoặc tài sản trong một kỳ kế toán cụ thể.

Phân loại quyết toán thuế
Theo quy định của pháp luật, quyết toán thuế sẽ được phân thành 3 loại:
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân có phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà thuộc thu nhập phải chịu thuế thì bắt buộc phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Việc quyết toán này có thể được làm bởi cá nhân đó hoặc tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó đang công tác.
Người nộp thuế thu nhập cá nhân cần quyết toán thuế và nộp tiền thuế (nếu có) trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (chậm nhất là ngày 30/3 dương lịch).
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế TNDN là việc doanh nghiệp kê khai tổng số thuế cần nộp cho cơ quan thuế.
Quyết toán thuế TNDN sẽ bao gồm các mục sau:
- Khai quyết toán thuế năm.
- Khai trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu để cơ quan thuế đưa ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp với mục đích chính để truy thu số thuế TNDN.
Bên cạnh đó, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế hằng năm chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính dương lịch. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nằm trong trường hợp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu thì chậm nhất là 45 ngày tình từ ngày có quyết định vấn đề thay đổi của doanh nghiệp.
Quyết toán thuế giá trị gia tăng
Các doanh nghiệp kinh doanh (trừ hộ gia đình vừa và nhỏ) đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế gtgt hàng năm cho cơ quan thuế.
Thuế gtgt được quyết toán theo năm dương lịch, đăng ký nộp thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.
Đối tượng nào cần quyết toán thuế?
Đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm d khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với thuế giá trị gia tăng
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và là đối tượng phải quyết toán thuế (Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng).
Cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức, doanh nghiệp chi trả tiền thực hiện quyết toán thay cho mình khi đảm bảo những điều kiện sau:
- Tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, cá nhân đang làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp, chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, hợp đồng tại doanh nghiệp từ 03 tháng trở lên
- Cá nhân được điều chuyển công tác từ tổ chức cũ sang tổ chức mới của doanh nghiệp (hoặc từ trụ sở – chi nhánh) và không phát sinh thu nhập từ nơi khác thì được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức mới.
Công tác chuẩn bị khi quyết toán thuế dành cho doanh nghiệp
- Sắp xếp chứng từ gốc
- Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức Nhật ký chung)
- Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Hồ sơ pháp lý
- Kiểm tra chi tiết khác
Các loại hồ sơ chứng từ cần chuẩn bị
Vào cuối kỳ kế toán mỗi năm, doanh nghiệp sẽ tự kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Chính vì thế, kế toán cần chuẩn bị chứng từ liên quan trước khi quyết toán thuế cụ thể như sau:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng
- Chứng từ, hóa đơn mua vào, bán ra kèm với các tờ khai đã nộp
- Những giấy tờ nộp tiền thu
- Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK
- Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN
- Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh
- Sổ chi tiết các tài khoản liên quan
- Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bố CCD
- Biên bản đối chiếu công nợ các năm
- Sổ chi tiết công nợ phải thu
- Sổ chi tiết công nợ phải trả
Thêm vào đó, sẽ còn tùy vào từng loại thuế quyết toán mà doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp lên cơ quan thuế. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

Một số lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế
- Trong quá trình quyết toán thuế, có nhiều trường hợp xảy ra sai sót về số liệu vì vậy cần phải lập tờ kê khai bổ sung, photo hóa đơn sai ra kẹp thành một bản cùng với tờ kê khai điều chỉnh.
- Cần phải chuẩn bị các giấy tờ cho cơ quan chức năng kiểm tra trong trường hợp hóa đơn có giá trị lớn và chưa thanh toán.
- Doanh nghiệp cần có đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và cả đến khi quyết toán thuế, cần rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý và đầy đủ của chứng từ kế toán.
- Các công việc đã nghiệm thu và thu tiền nhưng không xuất hóa đơn, thì doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn bù và bổ sung thông tin.
Kết luận
Trên đây là các thông tin cần biết về quyết toán thuế mà Tam Khoa đã tổng hợp và mang đến cho bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được quyết toán thuế là gì và có ý nghĩa như thế nào. Mong rằng bài viết đã có thể giúp ích được nhiều cho bạn.
Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.