Giá thành là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, lợi nhuận và đo lường hiệu quả kinh doanh. Tính giá thành sao cho phù hợp luôn là giai đoạn mà kế toán và doanh nghiệp cần phải chú trọng, đầu tư nhiều thời gian, công sức và hiểu biết.
Giờ đây bạn đã có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cho công đoạn tính giá thành sản phẩm với tính năng tính giá thành sản phẩm được tích hợp trên phần mềm kế toán Boro eAccounting cùng nhiều phương pháp tính toán đa dạng. Tạm biệt nỗi lo với hàng tá công thức, số liệu, báo cáo, chứng từ kiểm kê luôn khiến bạn đau đầu và giảm thiểu đến 80% rủi ro tính toán sai.
Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.
Giá thành sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm có thể được hiểu là toàn bộ chi phí bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động, bao gồm cả lao động sống và lao động gắn với khối lượng công việc, sản phẩm, dịch vụ thực hiện trong kỳ.

Các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính và phụ sử dụng để cấu tạo nên thành phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương dùng để trả cho nhân công trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí chung dùng cho việc sản xuất sản phẩm như chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ; chi phí thuê nhà xưởng; lương nhân viên quản lý,…
Khi nhắc đến giá thành là nhắc đến toàn bộ các khoản hao phí cần để cấu thành nên giá trị sản phẩm không phải toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Do đó, một số chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ không được tính vào giá thành sản phẩm.
Tại sao phải tính giá thành?
Xác định giá thành sản phẩm là bước đầu tiên của giai đoạn đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cân bằng những chi phí phải bỏ ra và lợi nhuận doanh nghiệp có thể nhận về.
Mục đích của việc tính giá thành:
- Xác định giá bán hợp lý: Doanh nghiệp cần phải xác định giá bán phù hợp để đảm bảo lợi nhuận. Giá bán sản phẩm không được quá cao hay quá thấp và không được chênh lệch quá nhiều so với giá bán sản phẩm đó trên thị trường.
- Quản lý chi phí: Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và quản lý chi phí sản xuất hiệu quả hơn, giảm thiểu sai sót, hư hỏng nguyên vật liệu, thành phẩm.
- Lập kế hoạch kinh doanh: Khi các nhà quản lý hiểu cách mà quy trình sản xuất vận hành họ có thể tận dụng điều đó để lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cải tiến sản phẩm, giảm giá thành để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán cho sản phẩm và xây dựng các chính sách, chiến lược về giá trên thị trường.
Những thách thức thường gặp khi tính giá thành sản phẩm
Việc tính giá thành sản phẩm đối mặt với nhiều thách thức, tạo ra những khía cạnh phức tạp trong quản lý kế toán và sản xuất. Một số thách thức phổ biến bao gồm:
- Sự phức tạp của quá trình sản xuất: Trong các ngành công nghiệp sản xuất phức tạp, việc theo dõi từng bước và chi phí của quá trình sản xuất có thể trở nên rất khó khăn.
- Đa dạng của sản phẩm và dịch vụ: Các doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ có thể gặp khó khăn khi phải áp dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp cho từng loại.
- Biến động chi phí nguyên liệu: Sự biến động của giá nguyên liệu và thay đổi trong thị trường có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất và gây khó khăn trong việc dự đoán giá thành.
- Khó khăn trong việc phân loại chi phí: Phân loại chi phí giữa chi phí cố định và chi phí biến động có thể là một thách thức, đặc biệt là khi có sự thay đổi trong sản xuất.
- Sự thay đổi trong cấu trúc sản phẩm: Khi sản phẩm hoặc dịch vụ thay đổi, việc cập nhật phương pháp tính giá thành để phản ánh sự thay đổi này có thể gây ra khó khăn.
- Khả năng ước lượng chi phí: Trong một số trường hợp, có thể khó khăn khi ước lượng chi phí chính xác cho các yếu tố như lao động, thời gian, và nguyên liệu.
Quy trình tính giá thành thủ công
Bước 1: Thực hiện tổng hợp các chi phí sản xuất (621,622,627)
Đây là công đoạn xác định xem đâu là những chi phí trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Trong 1 chu kỳ sản xuất, có thể sẽ có nhiều khoản chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Do đó, kế toán cần phải tổng hợp lại và phân bổ nó theo từng khoản mục phù hợp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Bước 2: Phân bổ chi phí cho từng sản phẩm
Tiếp theo, kế toán cần thực hiện phân bổ các khoản chi phí dùng chung đã được tổng hợp ở bước 1 thành những chi phí dùng riêng. Bởi vì một số doanh nghiệp có thể không chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất trong chu kỳ, do đó việc phân bổ chi phí dùng cho từng loại sản phẩm sẽ khác nhau và giá thành từng loại cũng khác nhau.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp
Các doanh nghiệp có sự khác nhau về loại hình kinh doanh, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên sản phẩm và sự phân bổ nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm.
Do đó, kế toán cần phải lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Một số phương pháp tính giá thành phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng:
- Phương pháp trực tiếp (giản đơn): Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ ngắn nên áp dụng phương pháp này.
- Phương pháp theo đơn đặt hàng: Phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm theo đơn đặt hàng được sử dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Các doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất bên cạnh việc thu được đầu ra là sản phẩm chính còn có cả sản phẩm phụ.
- Phương pháp tỷ lệ (định mức): Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có 1 quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán.
- Phương pháp hệ số: Tính giá thành theo phương pháp hệ số được áp dụng trong các DN sử dụng cùng một lượng nguyên vật liệu và nhân công, thu được cùng lúc nhiều loại sản phẩm.
Bước 4: Xác định số lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang cuối kỳ
Kế toán cần xác định số lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang cuối kỳ (nếu có) để tính toán chi phí. Kế toán có thể tự thống kê hoặc nhờ bộ phận sản xuất cung cấp.
Bước 5: Đánh giá và xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sau khi đã xác định được số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán cần đánh giá và lựa chọn một trong các phương pháp dưới đây để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
- Xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Xác định theo sản phẩm hoàn thành tương ứng
- Xác định theo chi phí sản xuất định mức
Bước 6: Tính trị giá thành phẩm
Thực hiện tính toán giá trị của thành phẩm theo công thức sau:
Trị giá thành phẩm = Trị giá 154 đầu kỳ + Trị giá 154 phat sinh trong kỳ – Trị giá 154 cuối kỳ – Phế liệu thu hồi – Sản phẩm phụ – Phế phẩm.
Bước 7: Tính giá thành và kết thúc quy trình tính giá thành
Sau khi đã hoàn thành bước 6, kế toán tiếp tục lập bảng tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm và kết thúc nghiệp vụ tính giá thành.
Quy trình tính giá thành trên phần mềm kế toán Boro eAccounting
Bước 1: Thực hiện khai báo định mức sản phẩm
Định mức là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Phương pháp tính giá thành theo định mức giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát chi phí, phát hiện và điều chỉnh kịp thời khi có chênh lệch giữa mức thực tế và kế hoạch.
Kế toán viên thực hiện khai báo định mức nguyên vật liệu sử dụng cho từng sản phẩm, khi tính giá thành phần mềm sẽ tự động tạo phiếu xuất kho nguyên vật liệu tương ứng theo định mức.
Bước 2: Khai báo số lượng sản xuất sản phẩm hoàn thành và dở dang cuối kỳ
Để tính giá thành, việc thống kê số lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ là cần thiết để phục vụ cho công tác phân bổ chi phí.
Kế toán cần cập nhật số lượng sản phẩm đã sản xuất hoàn thành và vẫn còn dở dang để khai báo lên phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ tự động tạo phiếu xuất kho nguyên vật liệu (khi có khai báo định mức) và phiếu nhập kho thành phẩm.
Sau khi thực hiện khai báo số lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang cuối kỳ, kế toán tiếp tục lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí cho phù hợp trong các phương pháp sau:
- Phân bổ theo nguyên vật liệu trực tiếp
- Phân bổ theo nhân công trực tiếp
- Phân bổ theo nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp
- Phân bổ theo tỷ lệ tự nhập
- Phân bổ theo doanh thu
Bước 3: Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
Tại bước này, người dùng chỉ cần thực hiện chỉ rõ các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất những sản phẩm nào bằng cách xác định mã thành phẩm cho từng nguyên vật liệu.

Bước 4: Thực hiện phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (622,627)
Hệ thống tự động phân loại và ghi nhận chi phí vào các danh mục tương ứng như nguyên liệu, lao động, và chi phí cố định để tạo sự rõ ràng và dễ quản lý.
Ở bước này, khi bạn chọn tính giá thành phần mềm sẽ tự động thực hiện phân bổ và xử lý các loại chi phí phát sinh trong kỳ và cho ra kết quả là bảng phân bổ chi phí.
Tại đây, phần mềm hỗ trợ bạn phân bổ chi phí theo 5 phương pháp và tính giá thành theo 3 phương pháp khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn. Khi chọn tính giá thành, bạn có thể lựa chọn tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, định mức hoặc theo doanh thu.
Bước 5: Tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phần mềm cũng sẽ tự động tính các chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ trong quy trình thực hiện tính giá thành dựa trên các khai báo trước đó mà người dùng thực hiện.
Bước 6: Tự động tính giá thành từng loại sản phẩm
Boro eAccounting sử dụng các thuật toán và quy tắc tính giá thành chính xác, xác định giá thành dựa trên chi phí thực tế và các yếu tố quy định.
Sau khi thực hiện các bước trên, phần mềm sẽ tự động tính giá thành từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ dựa theo phương pháp tính giá thành mà người dùng lựa chọn, cuối cùng cho ra bảng tính giá thành.
Bước 7: Nhập kho thành phẩm
Kết thúc quy trình tính giá thành phần mềm sẽ tự động tạo phiếu nhập kho thành phẩm.
Như vậy, quy trình tính giá thành trên phần mềm kế toán Boro eAccounting đã giúp kế toán viên rút gọn các bước tính toán thủ công bao gồm phân bổ chi phí, tính chi phí sản phẩm dở dang và tính giá thành từng sản phẩm.
Thay vì phải thực hiện từng bước tính toán một cách thủ công, phần mềm kế toán tự động hóa nhiều công đoạn, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.
Phần mềm Boro eAccounting giúp doanh nghiệp tính giá thành và quản lý chi phí hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn và thách thức trong việc quản lý chi phí sản xuất, cân bằng hiệu quả quản lý tài chính và tối đa hóa lợi nhuận.
Nguyên nhân gây ra các khó khăn này có thể là do cách tính toán giá thành chưa thực sự phù hợp với doanh nghiệp dẫn đến việc đưa ra những kế hoạch kinh doanh sai lệch và kém hiệu quả.
Một trong những điểm độc đáo của phần mềm Boro eAccounting là khả năng tính giá thành hiệu quả. Phần mềm Boro eAccounting cung cấp một loạt các tính năng mạnh mẽ để theo dõi chi phí sản xuất và dịch vụ, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ cấu chi phí và đưa ra quyết định chiến lược để tối ưu hóa lợi nhuận.
Trong quá trình hoạch định chiến lược và thay đổi chi phí, phần mềm kế toán Boro eAccounting cung cấp khả năng linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh định mức mà không gặp phải sự phức tạp như tính toán thủ công. Phần mềm kế toán cho phép doanh nghiệp theo dõi và lưu trữ chi tiết về chi phí, giúp quản lý tài chính dễ dàng và tổ chức hóa thông tin một cách hiệu quả.
Với sự kết hợp giữa tính năng đa dạng, hệ thống tương tác linh hoạt, nền tảng đơn giản và giao diện người dùng thân thiện cùng khả năng tính toán giá thành một cách hiệu quả, Boro eAccounting là sự lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng quản lý tài chính và tối ưu hóa chi phí sản xuất.