TOÀN VĂN Công văn 3503 BNV KHTC 2025 hướng dẫn công tác kế toán đối với chính sách người có công theo chính quyền 2 cấp ra sao? Sổ kế toán phải có các nội dung nào?
Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.
TOÀN VĂN Công văn 3503 BNV KHTC 2025 hướng dẫn công tác kế toán đối với chính sách người có công theo chính quyền 2 cấp ra sao?
Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 3503/BNV-KHTC năm 2025 về quản lý, thực hiện công tác kế toán, bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản, ngân sách trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó, để đảm bảo quản lý và sử dụng ngân sách trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thông suốt, không gián đoạn việc chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13, ngày 07/5/2025, Bộ Nội vụ đã có Công văn 2117/BNV-KHTC năm 2025 gửi Bộ Tài chính đề nghị hướng dẫn công tác kế toán, bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản, ngân sách trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 06/6/2025, Bộ Tài chính đã có Công văn 7937/BTC-KTN năm 2025 về việc thực hiện công tác kế toán, bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản ngân sách trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (sau đây viết tắt là Công văn 7937/BTC-KTN).
Vì vậy, Bộ Nội vụ yêu cầu Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai quản lý, thực hiện công tác kế toán, quyết toán, bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản, dự toán ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn 7937/BTC-KTN năm 2025 và các quy định có liên quan được quy định cụ thể tại Công văn 3503/BNV-KHTC năm 2025.
TẢI VỀ Xem chi tiết tại: Công văn 3503/BNV-KHTC năm 2025
Sổ kế toán phải có các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định về sổ kế toán như sau:
Điều 24. Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán.
Như vậy sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Ngày, tháng, năm ghi sổ;
– Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
– Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
– Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
– Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Nội dung nào bắt buộc phải có trong chứng từ kế toán gì?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 quy định về nội dung chứng từ kế toán như sau:
Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Như vậy nội dung bắt buộc phải có trong chứng từ kế toán gồm:
– Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Lưu ý: Chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Nguồn: thuvienphapluat
♦◊♦◊♦◊♦
Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp phần mềm tự động Số toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động giải toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện tính toán, lập báo cáo tài chính chính và thực hiện chuyển đổi số liệu cuối kỳ.
Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ sử dụng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn đạt hiệu quả tối ưu chi phí.
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.
📲 Đường dây nóng: 028 7106 1666 – 0919.609.836
Đăng ký người dùng thử phần mềm ngay tại đây.