Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như thế nào? Quy định về lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cụ thể ra sao?

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như thế nào?

Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như sau:

Điều 57. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử

1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm:

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

b) Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.

[…]

Như vậy, trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như sau:

(1) Tổng cục Thuế có trách nhiệm:

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

– Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.

(2) Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:

– Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

– Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;

– Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.

(3) Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:

– Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;

– Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.

Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như thế nào?

 

Tải Mẫu 06 ĐN PSĐT Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP?

Mẫu đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là Mẫu 06/ĐN-PSĐT tại Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Dưới đây là Mẫu 06 ĐN PSĐT Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP:

Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh

Quy định về lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cụ thể ra sao?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế như sau:

Điều 18. Lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Như vậy, quy định về lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Lưu ý: Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.

Nguồn: thuvienphatluat

♦◊♦◊♦◊♦

Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp phần mềm tự động hạch toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ.

Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ dùng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn tối ưu chi phí hiệu quả.

Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.

📲 Hotline: 028 7106 1666 – 0919.609.836

Đăng ký dùng thử phần mềm ngay Tại đây.