Từ 01/7/2025 địa chỉ trên hóa đơn ghi theo địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh cũ hay địa chỉ đã thay đổi sau sáp nhập? Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến ​​thức kế toán hay nhé.

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định về nội dung nội dung của hóa đơn như sau:

Điều 10. Nội dung của hóa đơn

[…]

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.

b) Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

4. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

5. Tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách hoặc số định danh cá nhân của người mua

a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; trường hợp người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách thì tên, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách thể hiện trên hóa đơn phải ghi mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp.

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài. Trường hợp người mua cung cấp mã số thuế, số định danh cá nhân thì trên hóa đơn phải thể hiện mã số thuế, số định danh cá nhân.

6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

[…]

Như vậy nội dung địa chỉ trên hóa đơn phải ghi đúng theo địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo đó tại Mục 1 Công văn 4370/BTC-DNTN năm 2025 về hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trường hợp có thay đổi địa giới hành chính như sau:

1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đã được cấp.

Theo đó thì doanh nghiệp tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cập trước khi thay đổi địa giới hành chính.

Như vậy theo theo tinh thần Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì địa chỉ trên hóa đơn sẽ ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó tại Công văn 1689/CT-NVT năm 2025 TẢI VỀ có hướng dẫn nhiệm vụ của Chi cục Thuế trong việc rà soát, chuẩn hóa danh bạ người nộp thuế theo địa bàn hành chính 2 cấp như sau:

– Nghiên cứu nội dung hướng dẫn tại công văn này và phổ biến cho các phỏng chức năng tại Chi cục Thuế và các Đội Thuế trên địa bàn thực hiện;

– Trường hợp thay đổi địa giới hành chính làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT, cơ quan thuế tổ chức thực hiện chuyển dữ liệu và bàn giao hồ sơ quản lý thuế theo hướng dẫn tại các công văn số 889/TCT-KK ngày 27/02/2025 của Tổng cục Thuế;

– Thông báo cho NNT về việc cơ quan thuế cập nhật địa chỉ của NNT theo địa bàn hành chính mới và thông tin cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo công văn này để NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế thuận lợi theo đúng quy định sau khi cơ quan thuế cập nhật trên hệ thống đăng ký thuế (qua tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế qua ứng dụng Etaxmobile của người đại diện theo pháp luật). Thông báo này sẽ là căn cứ để người nộp thuế giải trình với cơ quan có liên quan hoặc giải thích với khách hàng trong trường hợp địa chỉ ghi trên hóa đơn là địa chỉ do cơ quan thuế đã cập nhật theo danh mục địa bản hành chính mới nhưng thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn là địa chỉ theo danh mục địa bản hành chính cũ;

– Hướng dẫn NNT trong trường hợp cần đồng bộ địa chỉ trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh nếu có nhu cầu;

– Cập nhật kết quả rà soát trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm công văn này để phục vụ tra cứu, tổng hợp dữ liệu của NNT theo địa bàn hành chính cũ và mới (mẫu biểu này cụ thể hóa nội dung rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành theo công văn số 1500/CT-DTTK ngày 30/5/2025).

Doanh nghiệp cần liên hệ với Cơ quan thuế để biết thêm chi tiết về thông tin địa phương mình.

Từ 01/7/2025 địa chỉ trên hóa đơn ghi theo địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh cũ hay địa chỉ đã thay đổi sau sáp nhập?

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền như sau:

Điều 11. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

b) Không bắt buộc có chữ ký số;

c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

3. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;

b) Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);

c) Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;

d) Thời điểm lập hóa đơn;

đ) Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.

Theo đó hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);

– Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;

– Thời điểm lập hóa đơn;

– Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.

Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ gồm:

[1] Đối với công chức thuế

– Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

– Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

– Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

[2] Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

– Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;

– Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

– Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

– Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;

– Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Nguồn: thuvienphapluat

♦◊♦◊♦◊♦

Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp  phần mềm tự động hạch toán  có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động giải toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang  phần mềm kế toán  để bạn dễ dàng thực hiện tính toán, lập báo cáo tài chính chính và thực hiện chuyển đổi số liệu cuối kỳ.

Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ sử dụng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn đạt hiệu quả tối ưu chi phí.

Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.

📲 Đường dây nóng: 028 7106 1666 – 0919.609.836

Đăng ký người dùng thử phần mềm ngay  tại đây.