Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025 theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản liên quan.

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán để xem thêm nhiều tài liệu và kiến ​​thức kế toán hay nhé.

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025

Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ các quy định tại Điều 33, 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN đối với người lao động và người sử dụng lao động tại Việt Nam như sau:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHTN
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0,5% 3% 1% 8% 1,5% 1%
17,5% 8%
21,5% 10,5%
Tổng cộng đóng 32%

Trong đó:

HT: Quỹ hưu trí, tử tuất

ÔĐ-TS: Quỹ ốm đau, thai sản

TNLĐ-BNN: Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BHTN: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

BHYT: Quỹ bảo hiểm y tế

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025 [Cập nhật mới nhất]

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2025

Cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;

– Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;

– Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

– Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Nguồn: luatvietnam

♦◊♦◊♦◊♦

Tam Khoa hiện đang cung cấp giải pháp  phần mềm tự động hạch toán  có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động giải toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang  phần mềm kế toán  để bạn dễ dàng thực hiện tính toán, lập báo cáo tài chính chính và thực hiện chuyển đổi số liệu cuối kỳ.

Hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ sử dụng thử phần mềm miễn phí, đồng thời giúp doanh nghiệp bạn đạt hiệu quả tối ưu chi phí.

Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp kế toán hiệu quả và tiết kiệm nhất.

📲 Đường dây nóng: 028 7106 1666 – 0919.609.836

Đăng ký người dùng thử phần mềm ngay  tại đây.