7. Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Hướng dẫn cách đánh giá lại tỷ giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cuối kỳ và cách xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại.
– Vào phân hệ Bút toán và sổ sách/ Cập nhật số liệu/ Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
– Mặc định, phần mềm sẽ hiển thị danh sách các tài khoản có số dư ngoại tệ vào thời điểm 31/12 (Lưu ý: Các tài khoản hiển thị trong danh sách này không phụ thuộc vào gốc ngoại tệ mà sẽ phụ thuộc vào chứng từ hạch toán ngoại tệ, nơi các tài khoản này được hạch toán.)
– Ô chọn Mã ngoại tệ: chọn loại ngoại tệ để phần mềm lấy số dư ngoại tệ tương ứng.
– Ô nhập Kỳ/Năm: nhập mốc thời gian cuối kỳ cần đánh giá lại chênh lệch tỷ giá.
– Ô chọn Tài khoản đánh giá chênh lệch tỷ giá: chọn tài khoản xử lý lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá (Phần mềm mặc định tài khoản 4131).
– Ô nhập Tỷ giá giao dịch thực tế (Mua) và Tỷ giá giao dịch thực tế (Bán): người dùng nhập tỷ giá theo chỉ định, phần mềm sẽ tự áp tỷ giá xuống cột “Tỷ giá giao dịch thực tế cuối năm” trong danh sách với Tỷ giá mua: để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có số dư ngoại tệ được phân loại là Tài sản và Tỷ giá bán: để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có số dư ngoại tệ được phân loại là Nợ phải trả.
– Chương trình tự động tính ra khoản chênh lệch khi đánh giá lại sau khi người dùng cập nhật Tỷ giá giao dịch thực tế (Mua) và (Bán).
– Nút lọc: để lọc lại danh sách các tài khoản có số dư ngoại tệ theo mã ngoại tệ và mốc thời gian đánh giá lại đã thiết lập
– Tích chọn các tài khoản cần đánh giá lại (Mặc định, phần mềm sẽ luôn tích chọn tất cả)
– Nút Tạo bút toán: tạo các bút toán đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ cho các tài khoản được chọn. Đồng thời chương trình sẽ tự động tiến hành tạo bút toán kết chuyển 413 sang 635/515 sau khi đã tạo các bút toán đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
– Nút Xoá bút toán: xoá các bút toán đánh giá đã được tạo trước đó.
– Sau khi chạy bút toán đánh giá chênh lệch, để kiểm tra các bút toán vừa tạo, người dùng có thể vào phân hệ Bút toán và sổ sách/ Cập nhật số liệu/ Phiếu kế toán. Chọn thời gian làm việc là thời điểm cuối kỳ (ví dụ: từ ngày 31/12/2024 đến ngày 31/12/2024).
– Chứng từ Xử lý chênh lệch tỷ giá từ đánh giá lại do đánh giá lại tài khoản có số dư ngoại tệ.
– Chứng từ kết chuyển chênh lệch tỷ giá cuối kỳ do chương trình tự động sinh ra.
-END-
♦◊♦◊♦◊♦◊♦◊♦
Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.
Nếu bạn cần được tư vấn về Phần mềm kế toán Boro eAccounting , hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline để được phục vụ tốt nhất.
Hot line: 028 7106 1666
Xem thêm về phần mềm kế toán Boro eAccounting tại đây.